Ở Việt Nam vẫn có khá nhiều người có quan điểm không thích gò má cao và luôn tự ti về nó. Vì vậy, phẫu thuật hạ gò má sẽ giúp các bạn có khuôn mặt nữ tính, hài hòa, hợp tướng số hơn. Cùng theo dõi những thông tin chia sẻ từ phía bác sĩ Phùng Mạnh Cường trong nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Phẫu thuật hạ gò má là gì?
Theo bác sĩ Phùng Mạnh Cường, phẫu thuật hạ gò má là kỹ thuật tạo hình khuôn mặt bằng cách tác động trực tiếp đến phần xương mặt, bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường mổ nhỏ trong khoang miệng rồi dùng thiết bị nội soi và dao siêu âm để hạ xương gò má xuống hết sức nhẹ nhàng, tiến hành trong vòng 40 phút.
Những ai nên và không nên thực hiện phẫu thuật hạ gò má
Phẫu thuật hạ gò má được áp dụng cho các trường hợp:
- Quá phát xương gò má.
- Biến dạng xương gò má.
- Can sai xương gò má.
Bên cạnh đó, những trường hợp sau không nên thực hiện phẫu thuật này:
- Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
- Người bệnh đang ở độ tuổi phát triển.
Quy trình hạ gò má chuẩn y khoa
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu thực hiện hạ gò má sẽ được trực tiếp tư vấn bởi bác sĩ Phùng Mạnh Cường – bác sĩ có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ.
Bước 2: Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và quy trình thăm khám sức khỏe tổng quát. Tại bước này, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số y khoa, xác định sức khỏe khách hàng có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hạ gò má.
Bước 3: Bác sĩ tiến hành sử dụng công nghệ X Quang dựng hình 3D để phân tích toàn bộ cấu trúc xương mặt, chia sẻ về tình trạng phần xương gò má của khách hàng cũng như đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp và tiến hành các bước đo vẽ xác định trước phẫu thuật.
Bước 4: Nhân viên y tế thực hiện vô trùng phòng phẫu thuật, dụng cụ y tế và tiến hành gây mê nhẹ nhàng cho khách hàng nhằm bảo đảm an toàn, không gây đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật.
Bước 5: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật, toàn bộ quá trình thực hiện tạo hình phần xương mặt, mài gồ phần xương má nhô cao sẽ được thực hiện trong 60 phút.
Bước 6: Sau khi kết thúc phẫu thuật, khách hàng sẽ hoàn toàn tỉnh táo, được nghỉ ngơi tại bệnh viện trong 24 giờ hậu phẫu và được trở về nhà để nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt, chăm sóc vết thương, tái khám theo lịch hẹn.
Chăm sóc hậu phẫu
- Thường thì bệnh nhân chỉ cần lưu lại bệnh viện trong đêm đầu tiên để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe ngay sau mổ.
- Khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được kê đơn ngoại trú, được hướng dẫn chi tiết cách thức tự theo dõi, chăm sóc sau mổ tại nhà, hẹn tái khám sau khoảng 1 tuần.
- Sưng nề sau mổ: thường thì người bệnh sẽ sưng nề nhiều nhất trong khoảng 1 tuần sau mổ. Sau 1 tháng thì hầu như không còn sưng nề.
- Bệnh nhân sẽ mang băng ép mặt trong 1 tháng nhằm đảm bảo kết quả tối ưu, hạn chế việc sưng nề, chảy xệ mặt sau mổ.
- Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh răng miệng , ăn đồ mềm trong tuần đầu.
Nguy cơ biến chứng
Phẫu thuật hạ gò má là một kĩ thuật ngoại khoa được tiến hành thường quy, rất an toàn. Tuy nhiên, giống như các phẫu thuật khác, nó cũng có tỉ lệ nhỏ các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Vì vậy, việc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật, cơ sở y tế có uy tín là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.
Tê bì vùng má: có thể do tổn thương thần kinh dưới ổ mắt tuy nhiên thường thì nó chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, bệnh nhân sẽ hồi phục sau vài tuần hoặc vài tháng.
Chảy xệ vùng má: thường là do khi bóc tách các mô vùng xương gò má thì bóc tách nhiều phần bám dính của cơ cắn và các cơ vùng mặt. Vì vậy việc đeo băng ép mặt trong ít nhất 1 tháng liên tục là rất quan trọng nhằm hạn chế vấn đề này. Đồng thời, với các bệnh nhân trên 40 tuổi đã có hiện tượng chảy xệ mặt, bệnh nhân có da chảy xệ hoặc nhiều mô mềm thì có thể kết hợp với các phẫu thuật căng da mặt, cấy chỉ.
Một số nguy cơ khác ít gặp hơn như: không can xương hoặc can xương chậm, lệch hai gò má…
Thông tin về phương pháp phẫu thuật hạ gò má trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ Phùng Mạnh Cường để được tư vấn cụ thể về tình trạng hiện tại của bạn.