Sau gọt hàm nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật nói chung, phẫu thuật xương hàm nói riêng là rất quan trọng. Lựa chọn đúng thực phẩm, ăn đúng cách mới có thể thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, nếu không sẽ khiến vết thương lâu lành, thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phục hồi sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì? Những thông tin chia sẻ từ bác sĩ Phùng Mạnh Cường trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi này.
Phẫu thuật xương hàm là gì?
Trước khi giải đáp câu hỏi sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua phẫu thuật xương hàm là gì.
Sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người
Phẫu thuật xương hàm là loại phẫu thuật được thực hiện để chỉnh sửa hình dạng của hàm và cằm. Phẫu thuật này có thể cải thiện hình dạng và kích thước của hàm và cằm để mang lại cho khuôn mặt vẻ ngoài thon gọn hơn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cũng được thực hiện để căn chỉnh lại vị trí của răng và hàm nếu chúng hoạt động không hiệu quả.
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với hình dáng hàm của mình, hoặc khi gặp vấn đề về khớp thái dương hàm, khi không hài lòng với các phương pháp khác thì có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật này. Tuy nhiên, phẫu thuật xương hàm này thường chỉ được áp dụng cho người lớn khi xương đã bước vào giai đoạn ổn định.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi một thời gian để hồi phục. Quá trình phục hồi có thể mất tới 12 tuần, nhưng bệnh nhân thường có thể trở lại làm việc trong vòng 1 đến 3 tuần.
Sau phẫu thuật gọt hàm nên ăn gì?
Chế độ ăn uống là yếu tố quyết định sự hồi phục sau phẫu thuật xương hàm. Vậy sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì để nhanh lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng?
Món ăn giàu protein
Xương cần protein để phát triển nên việc thiếu protein sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hình thành xương và khả năng chống lại sự phân hủy xương. Sau khi phẫu thuật ghép xương hàm, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá ngừ, cá hồi, đậu phụ, đậu nành.
Thực phẩm giàu protein giúp nhanh chóng hồi phục xương
Món ăn giàu canxi
Canxi là thành phần chính của xương nên sau khi ghép xương hàm bạn cần bổ sung 1000 – 1200mg canxi mỗi ngày để giúp tái tạo xương và giúp vết thương mau lành. Những thực phẩm chứa nhiều canxi cần được bổ sung như sữa tươi, phô mai, sữa đậu nành, cải xoăn, bông cải xanh,…
Món ăn giàu phốt pho
Phốt pho giúp trung hòa axit trong thực phẩm đưa vào cơ thể. Ngoài ra, phốt pho kết hợp với canxi giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương. Vì vậy, cần bổ sung các thực phẩm giàu phốt pho như trứng, yến mạch, thịt lợn, sữa, quả óc chó. Theo khuyến cáo, bạn nên bổ sung 700mg phốt pho mỗi ngày.
Thực phẩm giàu magie
Magie đóng vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi và điều chỉnh nồng độ canxi và vitamin D trong máu. Bổ sung 320 – 420 mg magie mỗi ngày là cần thiết, giúp duy trì sự ổn định và phát triển của xương, tăng mật độ khoáng của xương. Những thực phẩm chứa nhiều magie cần được bổ sung như cá thu, cá chép, tôm, hạnh nhân, đậu bắp.
Món ăn giàu vitamin
Vitamin luôn cần thiết cho cơ thể con người, giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ xương hàm phục hồi nhanh chóng. Các vitamin cần thiết sau khi ghép xương hàm là vitamin D, B6, vitamin B12 giúp hình thành xương chắc khỏe. Một số thực phẩm giàu vitamin D, B6 và B12 bao gồm cá hồi, nghêu, sữa và trứng.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp tăng cường hấp thu canxi, thúc đẩy hoạt động của vitamin D, giúp vết thương phẫu thuật ở xương tái tạo và lành nhanh chóng. Cần bổ sung 40mg kẽm mỗi ngày. Kẽm được tìm thấy trong các thực phẩm như khoai tây, hạt điều, đậu lăng và hàu.
Thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như hạt chia, quả óc chó và hạt lanh. Nhóm thực phẩm này có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa tình trạng mất xương khi lão hóa. Vì vậy, cần bổ sung hàng ngày sau khi cấy ghép implant để tăng cường hình thành xương.
Phẫu thuật xương hàm kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc hiểu sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì thì người bệnh cũng cần chú ý những thực phẩm sau để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Tránh uống rượu và chất kích thích
Rượu và các chất kích thích có khả năng làm rối loạn quá trình chuyển hóa máu trong cơ thể, kéo dài thời gian hồi phục và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.
Tránh các món ăn nhiều dầu mỡ
Các món ăn nhiều dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa, cản trở khả năng hấp thụ canxi. Vì vậy, bạn nên tránh những món chiên xào có nhiều dầu, mỡ.
Tránh thực phẩm có thể gây mủ và ngứa
Những thực phẩm có nguy cơ tạo mủ, ngứa có thể khiến vết thương ở người có làn da nhạy cảm chậm lành. Loại thực phẩm này bao gồm xôi, rau muống, thịt gà, thịt bò.
Hạn chế ăn rau muống sau phẫu thuật để tránh nguy cơ tạo sẹo trên da
Tránh đồ ăn ngọt
Đồ ăn ngọt có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngăn cản chất dinh dưỡng đến vết thương. Bạn nên tránh những thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt và đồ ăn nhẹ có đường.
Cách chăm sóc sau phẫu thuật xương hàm đúng cách
Không chỉ dinh dưỡng mà lối sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật hàm. Để tránh tình trạng vết mổ bị sưng tấy hoặc chậm lành, bạn nên chú ý những vấn đề sau:
Chăm sóc sau phẫu thuật
Trong 24 giờ đầu sau khi xuất viện, hãy nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong 3 ngày đầu, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng, đau. Mười ngày sau khi phẫu thuật, bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng và tránh khạc nhổ mạnh. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Cắt chỉ sau 10 ngày và tái khám theo lịch.
Dạng món ăn
Không ăn những thực phẩm dính, cứng, khó nhai như trái cây sấy khô, thịt nướng, kẹo dẻo. Những thực phẩm này cần lực nhai mạnh, gây khó khăn cho người sau phẫu thuật hàm. Bên cạnh đó, tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến vết thương sau phẫu thuật lâu lành và dễ chảy máu. Thức ăn thích hợp trong tháng đầu sau phẫu thuật là những thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai, dễ nuốt.
Vệ sinh răng miệng
Khi vệ sinh răng nên chải nhẹ nhàng ở vùng hàm trong, hạn chế tác động quá nhiều đến vùng tiền đình. Chọn kem đánh răng và nước súc miệng theo lời khuyên của bác sĩ để giúp tránh tác động quá nhiều đến vết thương phẫu thuật.
Nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh các cử động mạnh vào vùng hàm
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được sau phẫu thuật xương hàm nên ăn gì, kiêng ăn gì. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, bệnh nhân cũng cần chú ý tránh những việc làm có thể khiến vết mổ sưng tấy hoặc chậm lành. Mọi vấn đề băn khoăn thắc mắc cần được tư vấn các bạn có thể liên hệ với bác sĩ Phùng Mạnh Cường theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ giải đáp nhanh.